KHI NÀO THUỐC NGỦ KHÓ ÉP-PHÊ?

(Biên soạn bởi Bác Sĩ Lương Lễ Hoàng)V

Thống kê vừa được thực hiện trong tháng 3 năm 2011 với 100 đối tượng nam nữ chọn lựa ngẫu nhiên từ độ tuổi 50 cho thấy:

  • 30% khó ngủ dưới dạng phải cần hơn 90 phút sau khi vào giường mới có thể chợp mắt.
  • 60% mất ngủ dưới dạng đặt lưng ngáy liền nhưng chưa đến 2 giờ sáng lại thức giấc rồi trao tráo đến sáng.
  • Chỉ 10% tương đối hài lòng với chất lượng và tiến độ của giấc ngủ.


Kết quả nêu trên chắc chắn không thể được đánh giá như khả quan. Với tỷ lệ mất ngủ cao như thế trong khi giấc ngủ là một phần không thể tách rời của chất lượng cuộc sống thì không lạ gì nếu số bệnh nhân càng lúc càng tăng mặc cho ngành y có thêm máy mới, có thêm thuốc tốt!

Vấn đề lại không chỉ có thế. Nhiều người đang là nạn nhân của tình trạng tuy không khó ngủ, thậm chí dễ ngủ là khác vì mệt nhoài sau ngày dài căng thẳng với công việc nhưng chưa quá canh hai thì thức giấc rồi trăn trở đến sáng. Hậu quả là nạn nhân càng lúc càng mệt mỏi khi thức dậy. Nạn nhân tất nhiên dù muốn hay không vẫn phải cắn răng chịu đựng nhưng cách mấy thì ly nước sớm muộn cũng đến lúc phải tràn vì vài giọt nước không đâu.

(Bạn có biết TẢO SPIRULINA giúp NGỦ NGON, AN THẦN mà KHÔNG GÂY HẠI!)

Tình trạng mất ngủ, hay tuy có ngủ nhưng ngủ không ngon, ngủ dậy thấy mệt như chưa ngủ, ngủ dậy thấy chán đời… theo định nghĩa của thầy thuốc, trở thành bệnh lý nếu xảy ra hơn 3 lần trong tuần và nếu cứ thế kéo dài hơn một tháng. Tiêu chí này sở dĩ được định nghĩa rõ ràng như thế để nạn nhân nếu “gặp hạn thao thức” nên nhanh chân tìm thầy chứ đừng tự chạy thuốc. Với tiêu chí như thế thầy thuốc quả thật khó thiếu khách hàng vì không mấy ai một khi đã mất ngủ lại bất chiến tự nhiên thành nếu không đúng thầy đúng thuốc.

Ngoại trừ trường hợp vì tìm hoài không ra nguyên nhân nên thầy thuốc đành đặt tên là mất ngủ tiên phát, mất ngủ theo kiểu gãy gánh giữa đường của người trước đó thường yên giấc nồng nay lại trăn trở thâu canh thường là hậu quả của một căn bệnh nào khác, như trầm uất, bệnh tim, bệnh thận, và nhất là do stress… Bệnh vì thế còn có tên là mất ngủ thứ phát. Bên cạnh đó, không hẳn lúc nào cũng phải có bệnh. Trong nhiều trường hợp mất ngủ chỉ là hậu quả rất bình thường, dù là với người bệnh thì bất thường, trong một giai đoạn muốn tránh cũng không được của đời người. Đó là giai đoạn tiền mãn kinh ở phụ nữ mãn dục nam ở nam giới! Nói cách khác, nhiều ông, nhiều bà đang mất ngủ không hẳn vì bệnh nào nghiêm trọng mà chỉ vì nội tiết tố làm reo rồi già néo đứt dây.

Dưới ảnh hưởng của tình trạng dao động rồi đi dần đến thiếu hụt nội tiết tố giới tính chiếc đồng hồ sinh học trong cơ thể bỗng chạy trật nhịp khiến bộ não ghi nhận đêm dài chỉ còn có mấy tiếng đồng hồ! Hậu quả là nạn nhân cứ bị đánh thức lúc nữa đêm vì hệ thần kinh diễn dịch ẩu là trời đã sáng rồi dù gà vẫn còn ngái ngủ! Éo le chính ở điểm không dễ dỗ lại giấc ngủ một khi đã thức vì trung khu điều hành giấc ngủ rất ngoan cố!, hễ nói không là không!, trúng trật không cần biết!

Đương nhiên có thể dùng thuốc ngủ nếu mất ngủ. Nhưng nếu đơn giản như thế thì cuộc đời đâu lắm nỗi truận chuyên! Bên cạnh chuyện lệ thuộc thuốc, nghĩa là cũng lệ thuộc nhà thuốc với hầu bao rỗng dần hay thậm chí thủng đáy, thầy thuốc, dựa vào nhiều công trình nghiên cứu đáng tin cậy trong thời gian gần đây, đã báo động là người dùng thuốc an thần quá thường, không kể chi đến chuyện rối loạn tâm thần và cá tính, là đối tượng dễ bị nhồi máu cơ tim hay tai biến mạch máu não! Như thế, chữa mất ngủ mà quên vai trò của nội tiết tố chẳng khác nào muốn chống kẹt xe mà cứ cho đào đường thả cửa rồi bỏ đó nằm không! Thay vì chạy ngay đến thầy thuốc ngành thần kinh với định kiến mất ngủ vì thần kinh đau yếu, nhiều nạn nhân của tình trạng ngủ dễ nhưng cũng dễ thức nên gõ cửa nhà điều trị chuyên về nội tiết tố.

Có một điều chắc hơn đinh đóng cột. Dù vì nguyên nhân nào cũng thế, thuốc ngủ không thể là giải pháp lâu dài trừ khi nạn nhân chấp nhận mua thuốc độc trả góp từng đêm!

Bác sĩ Lương Lễ Hoàng.


==> Hãy CHIA SẺ với NGƯỜI THÂN YÊU, BẠN BÈ để nhiều người được lợi lạc từ những kiến thức hữu ích này.


MỘT SỐ BÀI VIẾT RẤT HỮU ÍCH KHÁC CỦA BÁC SĨ LƯƠNG LỄ HOÀNG VỀ BỆNH MẤT NGỦ:

1.  SPIRULINA, AN THẦN KHÔNG GÂY HẠI.  Xem tại:  https://bit.ly/2ET3sIP

2.  TỰ MÌNH gây MẤT NGỦ.  Xem tại:  https://bit.ly/2GIw7CR

3.  BỆNH vì ĐÊM quá NGẮN.  Xem tại:  https://bit.ly/2QWBXoQ

4.  Càng ÍT NGỦ càng … PHÌ!  Xem tại:  https://bit.ly/2CEGCDv

5.  TIỂU ĐƯỜNG và GIẤC NGỦ.  Xem tại:  https://bit.ly/2CCJzEv

6.  Uống THUỐC NGỦ để… THỨC!  Xem tại:  https://bit.ly/2QYQLnj

7.  Vài MÁNH để thành TIÊN!  Xem tại:  https://bit.ly/2BJSamZ

8.  ĂN gì THẾ thuốc AN THẦN? Xem tại:  https://bit.ly/2rX5qQV

Quí khách muốn LƯU bài viết này để ĐỌC LẠI? Hãy điền EMAIL và nhấn nút - GỞI CHO TÔI.
Hoặc dùng chức năng SHARE của Facebook hay ZALO để lưu về TƯỜNG Facebook (hay ZALO) của mình.

Để thường xuyên được cập nhật những bài viết hữu ích, hãy LIKE fan page của chúng tôi:
Bài viết hay