VU LAN nào chỉ một ngày!

(Trích dẫn từ “Sachi, trong uống ngoài thoa”, ấn phẩm phát hành trong quý 4.2021)

Hễ tìm nét tiêu biểu cho người già thì mười người hết chín chọn ngay hình ảnh lưng còng gối mỏi. Đồng ý là hệ vận động của người đã cao tuổi khó tránh không ít thì nhiều, không chóng thì chầy phải nhiều phải sứt mẻ, hao mòn, rỉ sét sau nhiều năm vận hành. Đã vậy trong cuộc sống tất bật, mấy ai lo toan cho nổi chuyện bảo quản xương khớp, nói chi đến chuyện tân trang. Thêm vào đó, đầu xương khó tránh không trầy trụa qua cọ xát do thiếu dịch khớp trong bao khớp vì cơ thể người cao tuổi, không riêng gì khớp, bao giờ cũng thiếu nước bên cạnh tình trạng độc chất sinh viêm khớp, ăn mòn xương bao giờ cũng tích lũy theo tuổi đời!

 

Nhưng nếu vì thế rồi cả quyết theo kiểu vơ đũa cả nắm là hễ quá tuổi về hưu phải đi đứng khó khăn thì sai! Chức năng vận động của người cao tuổi vẫn có thể được cải thiện, tất nhiên trong ý nghĩa tương đối, nếu biết cách tiếp hơi cho khớp, càng sớm càng tốt. bằng biện pháp hiệu quả nhưng đồng thời phải an toàn để ý tốt cho khớp đừng thành gánh nặng cho lá gan, khung ruột, trái thận, các cơ quan giải độc cách mấy cũng mệt nhoài khi gia chủ đã vắt chanh trong hơn phân nửa đường đời! Đó là động cơ khiến thầy thuốc đặt nặng quan điểm muốn ngừa bệnh khớp phải đủ chất nhờn trong bao khớp để độn cho êm giữa hai đầu xương. Được vậy đúng là quá hay nhưng được vẫn chưa đủ vì đồng thời cũng cần bảo vệ mặt khớp trước tác dụng xói mòn của độc chất oxy-hóa trong môi trường ô nhiễm, trong dược phẩm bị lạm dụng, trong thực phẩm không vệ sinh … Khớp sở dĩ bị thoái hóa quá nhanh là vì cơ thể thường thiếu hụt hoạt chất thuộc nhóm kháng oxy-hóa, bên cạnh các dưỡng chất ăn khớp nhờ khớp thích ăn như tiền sinh tố A, sinh tố E, C và khoáng tố vi lượng, như selen, kẻm, crôm, mangan

Nhưng cho dù bổ sung kịp thời các hoạt chất nêu trên thì vẫn là giải pháp thụ động theo kiểu thiếu gì bù nấy. Song song với tuổi đời khớp phải yếu vì sụn khớp cách mấy cũng bị bào mòn. Có khác chỉ khác ở điểm kẻ nhiều người ít tùy theo nếp sinh hoạt cá biệt. Vì mòn sụn khớp nên khớp lệch trục và vì thế phải đau khi vận động. Nạn nhân tất nhiên không thể cắn răng chịu đau. Bệnh nhân vì thế thường phải được điều trị bằng thuốc giảm đau cho dù thầy thuốc đều rõ là phản ứng phụ, tại chỗ trên khớp và ra xa trên tủy xương, trên gan thận, sớm muộn cũng gõ cửa. Thầy thuốc cũng đã biết từ lâu là khớp, cho dù bớt đau nhờ thuốc, không đồng nghĩa với lành bệnh. Theo học viện nghiên cứu về bệnh xương khớp ở Berlin, muốn cứng khớp phải vận động thật sớm, khi khớp đang đau, phải tiếp tục vận động lâu ngày, khi khớp đã hết đau, nếu muốn thoái hóa khớp, cứng khớp là chuyện của … hàng xóm! Biết vậy nhưng không hẳn lúc nào lực cũng tòng tâm. Éo le chính ở chỗ khó tập nếu khớp đang đau tá hỏa, khó tập với tinh thần kỷ luật cao vì gia chủ có khuynh hướng làm biếng nếu khớp sau ít ngày hết đau nhờ thuốc cực mạnh. Hậu quả là cứng khớp bất chiến tự nhiên thành!

Biện pháp chủ động để khớp lâu già vì thế phải tập trung vào mục tiêu kép theo trình tự bảo vệ sụn khớp khi sụn chưa mònphục hồi sụn khớp khi sụn đã mòn. May cho người bệnh là thầy thuốc, sau nhiều công trình nghiên cứu, nay đã có trong tay hoạt chất sinh học thuộc nhóm tiền thân của collagen không bị biến tướng trên đường về điểm rơi là sụn khớp và mặt trong bao khớp” Omega 3,6,9. Đáng nói hơn nữa là nhóm hoạt chất này đồng thời có tác dụng giảm đau, kháng viêm theo cơ chế sinh học, nghĩa là an toàn tối đa nếu so với hóa chất tổng hợp.

Đợi chi đến khớp biến dạng rồi tự đầu độc cơ thể bằng hóa chất tổng hợp của thuốc giảm đau. Tại sao không tìm về qui luậtphương tiện thiên nhiên nhưng với tri thức của y học hiện đại? Có thực mới vực được đạo. Muốn khớp đừng ngoảnh mặt với gia chủ đâu có cách nào khéo hơn là đừng để khớp đói meo?!

Thầy thuốc nào cũng khuyên nên vận động vì khớp nhờ đó chậm thoái hóa. Các nhà nghiên cứu cũng quả quyết là nhờ vận động mà xương không loãng vì canxi chỉ được gắn chặt vào mô xương nếu vỏ xương ghi nhận kích ứng rung động. Ấy thế mà thậm chí không ít vận động viên lại bị đau khớp, nhất là ở các khớp phải chịu nhiều áp lực khi xoay người như khớp gối, đốt sống thắt lưng, khớp vai … Nghe qua nghịch lý làm sao vì người vận động để khỏe người lại toi công vì đau khớp!

Có một điều rõ ràng. Khớp, ngay cả khớp nhỏ như khớp ngón tay ngón chân, vốn có cấu trức vững chắc. Khớp không vô cớ bỗng đau, bỗng viêm tấy, bỗng mọc gai đâu đó rồi thoái hóa biến dạng đủ kiểu khiến cử động từ đó bị giới hạn nhiều ít tùy mức độ cứng khớp. Khớp không thể méo mó, nơi cần dày hóa mỏng vì hủy cốt bào chiếm ưu thế, nơi nên mỏng bỗng dày vì chất vôi đóng trật chỗ, vì:

  • Mặt khớp đã nhiều lần viêm lúc còn trẻ.
  • Loãng xương do vôi không được dán vào mô xương cho dù gia chủ mỗi ngày uống cả lít sữa theo quảng cáo.
  • Dịch nhờn trong bao khớp cạn kiệt theo tuổi đời của gia chủ.
  • Bao khớp hết dẻo dai vì thiếu collagen nên đầu xương dễ cọ xát.
  • Sụn khớp bị bào mòn nên cử động vừa giới hạn vừa đau tá hỏa.

Chỉ cần tránh được các yếu tố vừa kể thì khớp dù sau nhiều ngày vận hành vẫn gần như còn … mới! Nói cách khác, tuy sinh lão là qui luật phải chấp nhận nhưng trì hoãn thời điểm thoái hóa khớp vẫn là mục tiêu khả thi nếu biết cách bảo vệ khớp ngay từ lúc gia chủ hãy còn trẻ, lúc khớp còn khỏe, thay vì đợi lúng túng “tút” máy khi máy đã cháy vì hết nhớt!, thay vì đợi khớp mòn thay khớp mới để rồi người đi đứng ung dung là … thầy thuốc!

Đó chính là lý do tại sao càng lúc càng có nhiều thầy thuốc coi trọng quan điểm điều trị toàn diện đang áp dụng hoạt chất Omega 3,6 và 9 như nhân tố tích cực bảo vệ cấu trúc của khớp.Tác dụng của bộ ba Omega tất nhiên càng tối ưu hơn nữa nếu được hỗ trợ từ tác dụng cộng hưởng có qua có lại của vật lý trị liệu theo kiểu chủ động tham gia, nghĩa là học để hành của nạn nhân, thay vì bài tập chỉ tốt cho cơ bắp của nhân viên y tế!
 

Không ông bà nào vui cho nổi nếu người muốn đi một đằng nhưng khớp vẹo nẻo khác. Muốn duy trì chức năng vận động của người cao tuổi phải sớm bảo vệ khớp khi khớp còn khỏe bằng hoạt chất sinh học vừa an toàn vừa hiệu quả để người tuy già vẫn còn dẻo, khớp dùng nhiều vẫn còn dai. Vốn ít lời nhiều, còn muốn gì hơn.

Điểm éo le khiến bệnh khớp đã từ nhiều thập niên có mặt trong danh sách top ten của bệnh thời đại theo xếp loại của Tổ Chức Y Tế Thế Giới là vì thầy thuốc tuy không thiếu thuốc giảm đau đặc hiệu nhưng vẫn không thể cầm chân căn bệnh! Lý do rất đơn giản vì liệu pháp với thuốc giảm đau, cho dù thuốc có tác dụng trước mắt, không ngăn chặn được di chứng cứng khớp do hiện tượng thoái hóa khớp vì thiếu dịch khớp, vì mòn mặt khớp, vì sụn khớp bị hủy hoại … Nếu không có biện pháp chủ động phục hồi cấu trúc của khớp, thay vì chỉ đau đâu chữa đấy, thoái hóa khớp sớm muộn cũng xuất hiện song song với tuổi đời, với mức độ lao tâm lao lực, với tư thế sai lệch trong công việc thường ngày của nạn nhân.

Nhiêu khê hơn nữa cho cả thầy thuốc lẫn bệnh nhân là phản ứng phụ của thuốc đặc hiệu trên đường tiêu hóa, lâu dài trên chức năng giải độc của gan, trên khả năng tạo huyết của tủy xương … khi dùng dài lâu trong khi liệu trình bó buộc phải kéo dài nhiều tuần, thậm chí nhiều tháng. Chính vì thế mà trong nhiều trường hợp thầy thuốc cho dù có mát tay cách mấy vẫn đành bó tay vì tuy liệu pháp ít nhiều đã có hiệu quả nhưng bệnh nhân không thể tiếp tục theo đuổi chỉ vì phản ứng phụ của thuốc! Gián đoạn điều trị trong bệnh khớp lại chẳng khác nào mở cửa mời thoái hóa khớp vào nhà xơi cổ!

May cho người đau khớp là thầy thuốc, sau nhiều năm nghiên cứu, đã phát hiện một thể dạng chất collagen với cấu trúc thiên nhiên, nghĩa là an toàn khi sử dụng dài lâu do cơ thể không gặp rắc rối khi dung nạp, mang tên UC-II. Điểm khéo của hoạt chất này chính là công năng “nhiều trong 1” với tác dụng:

  • Vừa kháng viêm, vừa giảm đau trên cơ chế sinh học, nghĩa là không gây phản ứng khó chịu trên đường tiêu hóa.
  • Tăng cường hoạt tính của hệ thống tế bào phòng vệ nên kháng viêm không theo kiểu phong bế hệ miễn dịch rồi vô tình tiếp tay cho nhiều bệnh chứng khác thừa nước đục thả câu.
  • Bảo vệ cấu trúc của bao khớp, cải thiện chất lượng của dịch khớp và nhất là phục hồi sụn khớp để qua đó vừa nuôi dưỡng đầu xương trước tác dụng xói mòn của tập thể chất oxy-hóa sản sinh trong phản ứng viêm nhiễm, vừa ngăn chặn tình trạng thoái hóa khớp do cứng khớp vì mòn sụn khớp.

Với UC-II liệu pháp cho người đau khớp rõ ràng đúng nghĩa kép của hai tiếng điều trị, vì thầy thuốc nhờ đó vừa trị liệu, vừa điều chỉnh. Một thuốc nhiều tác dụng, còn gì khéo hơn?
 

Thoái hóa đồng nghĩa với xơ cứng + biến dạng. Khớp tất nhiên khó thoái hóa nếu từ bao khớp qua dịch khớp cho đến măt khớp đều có cấu trúc khỏe mạnh nhờ thành phần ổn định. Thêm vào đó, đã gọi là hệ vận động thì khớp phải động. Các nhà nghiên cứu cũng quả quyết là nhờ vận động mà xương không loãng vì canxi chỉ được gắn chặt vào mô xương nếu vỏ xương ghi nhận kích ứng rung động. Ấy thế mà thậm chí không ít vận động viên lại bị đau khớp, nhất là ở các khớp phải chịu nhiều áp lực khi xoay người như khớp gối, đốt sống thắt lưng, khớp vai … Nghe qua nghịch lý làm sao vì người vận động để khỏe người lại toi công vì đau khớp!

Có một điều rõ ràng. Khớp, ngay cả khớp nhỏ như khớp ngón tay ngón chân, vốn có cấu trúc vững chắc. Khớp không vô cớ bỗng đau, bỗng viêm tấy, bỗng mọc gai đâu đó rồi thoái hóa biến dạng đủ kiểu khiến cử động từ đó bị giới hạn nhiều ít tùy mức độ cứng khớp. Khớp không bỗng dưng méo mó, nơi cần dày hóa mỏng, nơi nên mỏng bỗng dày nếu:

  • Mặt khớp đừng bị viêm tấy quá thường
  • Đầu xương không bị xói mòn do thiếu dưỡng chất
  • Mô liên kết ở mặt trong bao khớp không bị bào mòn
  • Bao khớp vẫn dẻo dai vì không thiếu sợi collagen
  • Khớp không giới hạn vận động vì sụn khớp nguyên vẹn
  • Và nhất là mô xương dưới sụn không bị phân hủy

Chỉ cần tránh được các yếu tố vừa kể thì khớp không già trước tuổi! Nói cách khác, cho dù bước qua tuổi trung niên nhưng trì hoãn thời điểm thoái hóa khớp vẫn là mục tiêu khả thi nếu biết cách bảo vệ khớp ngay từ lúc gia chủ hãy còn trẻ, lúc khớp hãy còn khỏe.
 

Muốn được vậy không thể bỏ sót biện pháp bao gồm hai trọng điểm. Đó là bảo vệ mô xương dưới sụnphục hồi sụn khớp. Đó chính là lý do tại sao thầy thuốc coi trọng quan điểm điều trị toàn diện đang áp dụng
peptan để ngăn chặn phản ứng phá hủy mô xương dưới sụn của hủy cốt bào
collgane không biến tính UCII để cung ứng cho sụn khớp thành phần collagen thiên nhiên với lợi điểm được cơ thể dung nạp tối đa. Tác dụng của cặp bài trùng peptan + UCII tất nhiên càng tối ưu hơn nữa nếu được hỗ trợ từ tác dụng cộng hưởng của các hoạt chất thiên nhiên có công năng bảo vệ cấu trúc của khớp, như:

  • Salicin trong liễu trắng, chất tiền thân của aspirin với ưu thế nhờ không gây phản ứng phụ.
  • Chondroitin giúp khớp bền vững trước áp lực của vận động thái qua, chẳng hạn khi chơi thể thao, nhờ tác dụng không ngừng cải thiện mô liên kết.
  • Men kháng viêm như bromalin để trung hòa phản ứng viêm tấy dễ phát sinh trong khớp do tác hại của chất oxy-hóa nội tại cũng như ngoại lai.
  • Curcumin trong nghệ, chất nổi bật với tác dụng chống xơ cứng.

Không ai vui gì khi người muốn đi một đằng nhưng khớp vẹo nẻo khác. Muốn duy trì chức năng vận động của khớp nhưng chỉ chịu chữa bệnh khớp khi khớp đã đau là hạ sách vì thường quá trễ! Trái lại, bảo vệ khớp khi khớp còn khỏe bằng hoạt chất sinh học chính là biện pháp vừa an toàn vừa hiệu quả để người tuy cao tuổi nhưng khớp vẫn dẻo, khớp dùng nhiều vẫn dai. Vốn ít lời nhiều, còn muốn gì hơn?

Đáp án rất gần trong tầm tay: Bộ tam sên 3,6,9 Omega gốc thực vật. Để tìm hoạt chất gãi đúng chỗ ngứa cho khớp, còn ai trồng khoai đất này cho bằng Sachi, vua của các loại hạt?!


Bác Sĩ Lương Lễ Hoàng.

👉
👉 CÁC BÀI VIẾT KHÁC TRONG SÁCH  “SACHI, TRONG UỐNG NGOÀI THOA”:
1.  Vì sao thổ dân Nam Mỹ ÍT TĂNG MỠ MÁU? Xem tại:  https://bit.ly/3gFpSzQ
2.  Khéo mượn BÉO này TRIỆT MỠ kia! Xem tại:  https://bit.ly/3xxtmd6
3.  GAN ÍT MỠ nhờ ĐỦ bộ OMEGA!  Xem tại:  https://bit.ly/35Ddydd
4.  TRUNG NIÊN dằn túi MÓN NÀO?  Xem tại:  https://bit.ly/3zGVEUC
5.  Đâu là TỬ HUYỆT thời “hại điện”?! Xem tại: https://bit.ly/3DWX0vQ
6.  Hạt nào DẺO KHỚP, dầu nào BỀN XƯƠNG? Xem tại: https://bit.ly/3vvB9ss
7.  Cây không vô cớ TRÓC GỐC! Xem tại:  https://bit.ly/2XwIKu8
8.  Hồng nhan nào phải đa truân!  Xem tại:  https://bit.ly/30CmrnP
9.  Nhờ đâu SÁU MƯƠI KHÔNG LO MÌNH...GIÀ?! Xem tại: https://bit.ly/3lZpuyY
10.  Thuốc nào giúp NÀNG BỖNG VUI trở lại? Xem tại:  https://bit.ly/3DU3SKn
11.  Tại sao phải cần OMEGA trong bệnh TIỂU ĐƯỜNG? Xem tại:  https://bit.ly/3lVKbLW
12.  Đừng tưởng NÃO mau hết đường ăn thua! Xem tại:  https://bit.ly/3G3MyEA
13.  Mua chi THUỐC ĐỘC từng đêm?!  Xem tại:  https://bit.ly/3G3MWTy
14.  HẠT nào THẬP DIỆN MAI PHỤC?  Xem tại:  https://bit.ly/3DX0Chb

Quí khách muốn LƯU bài viết này để ĐỌC LẠI? Hãy điền EMAIL và nhấn nút - GỞI CHO TÔI.
Hoặc dùng chức năng SHARE của Facebook hay ZALO để lưu về TƯỜNG Facebook (hay ZALO) của mình.

Để thường xuyên được cập nhật những bài viết hữu ích, hãy LIKE fan page của chúng tôi:
Bài viết hay